Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024
HomeLàm ĐẹpPhá Tam Giang Ở Đâu? Hệ Đầm Phá Kì Vỹ Nhất Đông...

Phá Tam Giang Ở Đâu? Hệ Đầm Phá Kì Vỹ Nhất Đông Nam Á

Là vùng đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á, phá Tam Giang (tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện là “bầu sữa” mẹ nuôi sống gần 100.000 cư dân quanh vùng theo nghề chài lưới. Từ một vùng hiểm địa gây khiếp sợ với: “Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”, nhưng nay, vùng đất ấy đã mang nhiều đổi thay, được miêu tả rõ nét trong Địa chí Thừa Thiên Huế là “… một trong những số ít lãnh thổ nước ta có cảnh quan thiên nhiên lẫn nhân tạo đa dạng, độc đáo, hấp dẫn và thơ mộng…”. Vậy Phá Tam Giang ở đâu, nơi đây có gì mà thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.

Phá Tam Giang Ở Đâu?

Phá Tam Giang là một hệ thống đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế, có diện tích rộng khoảng 52km2, được biết đến là vùng đầm phá nước lợ kì vĩ và lớn nhất Đông Nam Á. Phá Tam Giang Huế map trải dài trên địa phận của 4 huyện là Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giới thiệu về Phá Tam Giang Huế

Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đi qua địa giới của 33 xã, 5 huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích mặt nước lên đến 21.600ha, kéo dài 68km, ở nơi rộng nhất 8km, hẹp nhất 0,6km, có độ sâu trung bình 1,5-2m và được chia thành 3 phần: Phía bắc là phá Tam Giang, giữa là Chuồn (An Truyền) – Thủy Tú và phía nam là đầm Cầu Hai. Vực nước có thể tích trung bình 300 triệu m3 và mùa mưa đặc trưng với nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào, chế độ mưa không giống bất kỳ vùng nào trên đất nước Việt Nam.

phá tam giang ở đâu

Vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có giá trị to lớn về mặt tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học của hệ đầm phá đặc trưng. Điều đó đã thu hút được sự quan tâm của quốc gia và quốc tế vì nguồn lợi thủy sinh phong phú, tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ hệ sinh thái, giống loài và nguồn gien.

  1. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là hệ đầm phá lớn nhất Việt Nam với 21.600ha diện tích mặt nước, chiếm 48,2% diện tích mặt nước đầm phá ven bờ Việt Nam
  2. Phá Tam Giang là nơi hội tụ của ba con sông lớn (sông Ô Lâu, sông Hương, sông Bồ) trước khi đổ ra cửa biển Thuận An
  3. Phá Tam Giang chạy dài khoảng 27km bắt đầu từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương với diện tích 5.200ha.
  4. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Tại sao gọi là Phá Tam Giang?

Theo Đại Nam nhất thống chí, phá Tam Giang được gọi là biển cạn (Hạc Hải), đến năm 1821 mới đổi lại là Tam Giang. Tài liệu này cũng giải thích sở dĩ có tên phá Tam Giang là do sông khi đổ ra phá đã chia ra làm ba ngã: “Từ sông Lương Điền (sông Ô Lâu) chảy xuống phá, về phía Tây Nam dòng nước đổ vào một  cửa sông Tả, một  cửa sông Trung, một  cửa sông Hữu, mỗi dòng đều chảy 2 – 3 dặm mà vào, nên gọi là phá Tam Giang”.

phá tam giang ở đâu

Lịch sử – Sự tích Phá Tam Giang Huế

Sóng dữ trên phá từng là nỗi ám ảnh của nhiều cư dân vùng đầm phá. Chính vì thế, nhiều câu chuyện kỳ bí được lưu truyền lại cho đến ngày nay. Ông Trần Hải (44 tuổi, trú thôn 9, xã Điền Hòa, H.Phong Điền) kể: “Ngày xưa, không ít người bỏ mạng vì bị sóng nhấn chìm. Vùng này có 3 sóng dữ gồm sóng Ông, sóng Bà và sóng Con. Ngư dân trên phá sợ nhất là khi các sóng thần nổi giận. Nhưng giờ hết rồi, nghe nói có ông quan nào đó trị…”.

Vị quan “trị” sóng dữ Tam Giang là ông Nguyễn Khoa Đăng, Nội tán kiêm Án sát sứ, Tổng tri quân quốc trọng sự diên tường hầu thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 – 1725). Tương truyền, Nguyễn Khoa Đăng có tài xử kiện, đủ trí xét ngay gian, cho nên được người đời gọi là “Bao công”. 

Chuyện trừ sóng dữ ở phá Tam Giang được lưu truyền lại rất ly kỳ rằng sóng dữ đã bị ông bắn hạ, sau khi bắn, một luồng đỏ như máu từ từ loang ra trên mặt phá…

Theo sách Truyện kể dân gian Thừa Thiên-Huế do GS Tôn Thất Bình chủ biên, Nguyễn Khoa Đăng loan tin sẽ cho quân dùng súng thần công bắn sóng thần trừ họa. Đến ngày đã định, ông đem súng hướng ra phá, ra lệnh bắn sóng… Nhưng thực ra, trước đó ông đã sai người đào mở rộng cửa phá, cho nên sóng dữ mới không còn. Vì thế, dân gian ngày nay vẫn còn câu ca: Thương em anh cũng muốn vô/Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang/Phá Tam Giang ngày rày đã cạn/Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm.

Công trị sóng dữ của Nguyễn Khoa Đăng đã được sách Ðại Nam nhất thống chí ghi nhận: “Hồi đầu bản triều, nội tán Nguyễn Khoa Đăng đào đường kênh khác thông sông cái để giảm bớt thế nước, từ đấy sóng bớt dần, thuyền đi thuận lợi”.

Kinh nghiệm du lịch Phá Tam Giang Huế tự túc

Thời điểm thích hợp du lịch phá Tam Giang ở Huế

Theo kinh nghiệm từ những du khách từng đến đây, thời điểm đẹp nhất lầ buổi sáng sớm và chiều tà. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội ngắm phá vào bình minh, lúc sáng sớm tinh mơ cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp yên bình của phá khi hoàng hôn buông xuống.

phá tam giang ở đâu

Cần chuẩn bị gì khi đi du lịch Phá Tam Giang?

Trước chuyến đi bạn nhớ theo dõi thời tiết để chuẩn bị trang phục phù hợp nhé. Khí hậu Huế mùa hè thường rất nóng, có thể lên tới 40 độ C nên diện những bộ đồ mát mẻ, rộng rãi thì đi chơi cả ngày dài sẽ dễ chịu hơn cả. Du lịch phá Tam Giang vào mùa đông thì nhớ chuẩn bị theo áo khoác, phòng khi tới khu vực gần biển như phá sẽ lạnh hơn nha!

Cách đi Phá Tam Giang Huế

Để di chuyển đên phá Tam Giang, bạn có thể tham khảo 2 cách sau:

  1. Hướng 1: Từ đường Lê Duẩn gần Đại Nội Huế đi thẳng rồi rẽ trái vào đường Huỳnh Thúc Kháng. Tiếp tục đi thẳng đến làng cổ Bao Vinh đến thị trấn Sịa. Từ đây, có biển chỉ dân đến bến đò Cồn Tộc. Từ vị trí này bạn có thể đò đi thăm Phá hoặc qua bờ bên kia của Phá Tam Giang.
  2. Hướng 2: Từ thành phố Huế đi ra bãi biển Thuận An. Cách bãi biển khoảng vài cây số sẽ có một cây cầu. Rẽ vào đường đi quốc lộ 49A, đi thẳng sẽ có biển chỉ đi tiếp đến Cầu Tam Giang và Phá Tam Giang.
phá tam giang ở đâu

Giá vé du lịch Phá Tam Giang

Du lịch phá Tam Giangdu khách sẽ không mất . Tuy nhiên, nếu sử dụng dịch vụ tại đây bạn sẽ mất phí.

  • Thuê xe máy Huế: Khoảng 120.000 – 150.000 VNĐ/ngày
  • Chèo SUP trên phá Tam Giang: Khoảng 100.000 VNĐ/người
  • Thuê đò: Tùy theo giá của địa phương

Ăn gì ở Phá Tam Giang?

Tam Giang lừng danh với không gian lãng mạn sóng nước cùng bao món ngon được đánh bắt từ đầm phá này. Người ta bảo cá tôm ở phá Tam Giang là “vàng sống” vì nó phong phú, nhiều vô kể. Tạo sinh kế cho bao gia đình từ xưa đến nay. Nhờ nguồn nước lợ (trộn lẫn tự nhiên giữa nước sông và nước biển) nên cá mú, cá hồng, cá nâu, cá dìa, tôm, cua, ghẹ, ếch, nghêu sò ốc hến… đều đặc biệt thơm ngon lạ thường.

Ven đầm phá xuất hiện rất nhiều hàng quán bán đặc sản tôm cá. Sau một hồi đi thuyền dọc ngang con phá. Không gì thú vị bằng ghé lại một quán ăn nào đó nằm cạnh những bến đò ngang. Thưởng thức những đặc sản quý hiếm mà chỉ ở đầm phá này mới có. Cá, tôm, ghẹ tươi roi rói và nhảy tanh tách, thịt đặc biệt thơm ngọt.

Đặc trưng nhất phải nhắc đến bánh khoái đầm Chuồn Phá Tam Giang. Với vỏ bánh giòn rụm, vàng óng y hệt bánh xèo nhưng phần nhân được thay thế và sử dụng là cá nguyên con. Cá được chọn ở đây là loại cá kình, khá chắc và ngọt thịt. Ăn cùng phần nước mắm giấm chua ngọt thì phải nói “trên cả tuyệt vời”.

phá tam giang ở đâu

Dưới đây là một số quán ăn ngon mà bạn có thể ghé thử:

  • Nhà hàng Cồn Tộc
  • Đầm Chuồn Việt Quân
  • Nhà hàng Tam Giang Hội Quán
  • Đầm Chuồn Hương Quan…

Phá Tam Giang Huế có gì chơi?

Đón bình minh và hoàng hôn rực đỏ tại Phá Tam Giang

Vẻ đẹp khó cưỡng nhất là lúc đầm phá khoác lên mình chiếc áo vàng óng của bình minh và màu đỏ tía lúc hoàng hôn buông xuống. Trên con thuyền nhỏ lướt nhẹ giữa gió, nước, mây trời, bạn sẽ như hòa lẫn vào khung cảnh nên thơ để cảm nhận một vùng trời nước đã đi vào thơ, ca, nhạc, họa.

phá tam giang ở đâu

Thời điểm đẹp nhất ngắm bình minh trên phá là từ 5h30 đến 7h. Bạn hãy dậy thật sớm rồi thuê một chiếc xe máy để hòa mình vào không khí trong lành, thoáng đãng của nông thôn Huế, với những hàng cây xanh mát hai bên đường.

Đầm Chuồng Phá Tam Giang

Nhắc tới Huế người ta thường nhắc tới rất nhiều địa danh đẹp và nổi tiếng. Tuy vậy, không thể không nhắc tới địa danh đầm Chuồn. Trước đây đầm này có tên gọi là đầm Cầu Hai. Diện tích của nó rất rộng lên đến hơn 100ha. Điều này cho thấy con đầm này rộng lớn đến mức độ nào.

phá tam giang ở đâu

Nơi đây có không khí trong lành và quang cảnh bình yên, tĩnh lặng. Do đó, rất nhiều người thích điểm đến này nên khi tới Huế du lịch thường ghé thăm địa điểm này để khám phá và tìm hiểu. Con đầm này là hệ đầm được đánh giá là rất giàu tài nguyên. Hệ thống động thực vật tại đây rất phong phú và đa dạng.

Làng Chài Thái Dương Hạ Phá Tam Giang

Làng Thái Dương Hạ còn làm cho khách tới đây ngạc nhiên khi đứng trước “thành phố lăng”, nơi “cư ngụ” của người cõi âm trong làng, được xây cất như một ngôi biệt thự tí hon, trang trí hoa văn rất đẹp, có “ngôi nhà” còn được thắp đèn điện ngày đêm…Cuộc sống “Dương sao âm vậy” dường như đúng với mảnh đất này.

phá tam giang ở đâu

Nhưng thú vị nhất có lẽ là các dịch vụ trong làng, từ tiệm may quần áo, đại lý bia Huda – Huế, đại lý điện thoại di động của các hãng, cho đến đại lý vé máy bay của cả Việt Nam Airlines, Jet Pacific, Thai Airways, Eva Air, China Air…Chẳng thế mà người dân ở đây đều không thích ra thành phố sống bởi ở đây cũng không thiếu thứ gì, kể cả trường học tới trung học cơ sở.

Rừng ngập mặn Rú Chá

Tới rú Chá – rừng ngập mặn đặc hữu của phá. Bước vào rừng là như vào một thế giới cách biệt với nắng gió nóng bên ngoài, cây từng lớp dày che như bức tường cây, phả hơi mát lạnh. Cây chá ở đây gần như cây sú – vẹt ở duyên hải phía Bắc hay cây mắm – đước ở rừng U Minh (Cà Mau), có tốc độ tăng trưởng thần tốc và sức lấn biển thần kỳ.

phá tam giang ở đâu

Thuê thuyền dạo chơi Phá Tam Giang

Từ Cảng biển Thuận An bạn thuê thuyền, chỉ sau 30 phút, thuyền cập bến tại ốc đảo trên phá có làng chài Thái Dương Hạ cổ xưa hàng mấy trăm năm. Ngay từ đầu bến là một khu chợ khá nhộn nhịp với nhiều hàng hóa không khác gì các khu chợ trong thành phố, song đặc biệt hơn là khi chiều xuống, hoàng hôn tím nhuộm màu trên phá thì chợ thật sự ồn ào bởi các ghe thuyền đánh bắt thủy hải sản trở về, tôm, cá, mực tươi rói được chuyển nhanh từ dưới thuyền lên chợ, rồi lại chuyển từ chợ xuống các thuyền buôn cá tôm khác đi khắp các chợ khác quanh vùng.

phá tam giang ở đâu

Chùa Thái Quốc có kiến trúc nửa xưa nửa hiện đại nhưng uy nghiêm, trầm lặng trong một không gian rợp bóng cây. Đường làng khá khang trang, sạch, được lát bêtông, hai bên nhà cửa xây cất kiên cố, nhiều nhà như một biệt thự nhỏ xinh xắn, trước cửa nhà nào cũng có từ một đến vài trang thờ thờ cúng ông bà. Trong làng có nhiều khu nhà thờ họ rất to, kiến trúc cầu kỳ, giống một ngôi đền lộng lẫy…

Trải nghiệm chợ nổi Phá Tam Giang

Không chỉ là nơi ngư dân mua bán tôm cá, các chợ nổi trên vùng đầm phá Tam Giang còn là những điểm du lịch hấp dẫn. Cứ ngỡ là chợ thì sẽ ồn ào lắm, nhưng đến gần thì thấy rất trật tự. Lời nói, tiếng cười giữa người bán và kẻ mua chỉ đủ để cho đối phương nghe. Người trao hàng, người nhận hàng rồi trả tiền, tuyệt nhiên không có lời ngã giá.

phá tam giang ở đâu

Khoảng 4 giờ sáng, vùng đầm phá của thôn Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) đang chìm trong bóng đêm dày đặc bỗng sáng dần lên bởi những ánh đèn pin. Ánh đèn từ tám hướng tiến về theo sự di chuyển của hàng trăm chiếc thuyền bé nhỏ. Rồi những chiếc thuyền tiến đến gần nhau khiến ánh đèn chụm lại, tạo nên một điểm sáng lớn giữa mênh mông đầm phá. Đó là cảnh họp chợ tại chợ nổi thôn Mỹ Thạnh khi quan sát từ trong bờ.

Chợ nổi Ngư Mỹ Thạnh tồn tại đến nay cũng đã vài trăm năm. Trước đây, tổ tiên họ sống lênh đênh trên đầm phá Tam Giang. Sau đó, thấy vùng rìa phá Tam Giang giàu tôm cá, thủy sản nên đã tập trung về đây, tạo thành một xóm chài, gọi là Ngư Mỹ Thạnh. Chợ nổi cũng có từ đó. Từ địa điểm mua bán cá của một làng ngư nghiệp dần dần nơi đây trở thành điểm họp chợ cho cả vùng đầm phá các huyện Phong Điền hội tụ về.

Khu du lịch sinh thái Epark Tam Giang Lagoon

E-park Tam Giang Lagoon là điểm đến mới toanh vừa “mới lột tem” nhưng đã làm mưa làm gió “khuynh đảo thế giới ảo” hứa hẹn sẽ còn hot không ngừng ở Huế.

Được xây dựng nằm giữa phá tam giang rộng lớn, thuộc địa phận Thôn Ngư Mỹ Thạnh, Quảng Lợi, muốn đến đây bạn phải di chuyển bằng thuyền, Phải tham gia trải nghiệm các hoạt động đánh bắt thủy hải sản, phải vui đùa tắm mát với hệ thống phao bơi siêu lì và đẹp mắt, phải thi thố ghi lại những bức ảnh kỉ niệm với 1001 góc ảnh không sợ ngược sáng.

phá tam giang ở đâu

Là vì điểm đến nằm giữa vùng đầm phá rộng lớn, là trung tâm của “nguồn sống thiên nhiên”, vượt qua khỏi những khái niệm về cảnh đẹp và ảnh “so deep”, điều chưa có tiền lệ trên trái đất này.

Tham quan, mua sắm ở những khu chợ quanh phá Tam Giang

Các khu chợ này chủ yếu bán là thủy hải sản, đồ lưu niệm và đồ ăn đặc sản của Huế và Phá Tam Giang, tại đây bạn có thể mua sắm và ăn uống cực rẻ. Vì Phá Tam Giang là vùng đầm lầy nước lợ nên hải sản tươi ngon kèm theo hương vị đặc trưng không nơi nào có được.

phá tam giang ở đâu

Chèo SUP trên Phá Tam Giang

Hiện nay trào lưu chèo SUP đã lan rộng đến vùng phá TAM GIANG, đặc biệt là khu vực làng chài Ngư Mỹ Thạnh, đầm Quảng Lợi và bến đò Cồn Tộc. Và ngày càng nhiều bạn trẻ địa phương, cũng như khách du lịch đến đây trải nghiệm hoạt động này.

phá tam giang ở đâu

Hiện tại ở bến đò Cồn Tộc đã có đơn vị cho thuê SUP nhưng số lượng khá hạn chế. Nếu đi tour cộng đồng trải nghiệm phá TAM GIANG và làng chài Ngư Mỹ Thạnh thì chèo SUB đã bao gồm trong tour và sẽ xuất phát từ bến thuyền làng chài Ngư Mỹ Thạnh. Giá tour du lịch phá TAM GIANG cũng rất hợp lý.

Resort, khách sạn, homestay Phá Tam Giang

Vì khoảng cách giữa phá Tam Giang so với trung tâm thành phố Huế không qua xa nên hầu như du khách từ các nơi đến đều lựa chọn đặt phòng nghỉ ở Huế, sau đó di chuyển khám phá phá đi về trong ngày. Việc dừng chân ở trung tâm tính ra thuận tiện hơn, bởi bạn có thể kết hợp khám phá nhiều địa điểm quanh thành phố, vừa có thể trải nghiệm chợ đêm và các hoạt động về đêm của cố đô. Đặc biệt là tiện cho việc ăn uống hơn rất nhiều.

phá tam giang ở đâu

Tuy nhiên, trường hợp bạn muốn ngắm bình minh sớm trên phá Tam Giang Huế thì có thể book phòng nghỉ 1 đêm gần khu vực này. Quanh đó cũng có nhiều loại hình lưu trú thì khách sạn, nhà nghỉ, homestay,… cho bạn lựa chọn.

Gợi ý cho bạn một vài cái tên nhé:

  1. Vedana Lagoon Resort and Spa: Bên ngờ phá Tam Giang
  2. Ana Mandara Huế: Thôn An Hải, thị trấn Thuận
  3. An New Space Arts Stay: Phú Thượng, Phú Vang
  4. Shmily Homestay: Lai Thế, Phú Thượng, Phú Vang

Những lưu ý cần thiết khi đi du lịch Phá Tam Giang tự túc

  • Nếu muốn đi “săn” mặt trời, hãy khởi hành từ 5h. Muốn chiêm ngưỡng bình minh trên phá đẹp thơ mộng thì bạn hãy sắp xếp đi sớm nhé. Nếu 6h, 6h30 mới tới nơi thì mặt trời đã lên hết rồi đó! Thời điểm “vàng” để đón bình minh là khoảng 5h30, do vậy nhớ dậy sớm, chuẩn bị đi từ tầm 5h sáng nhen.
  • Chuẩn bị thêm một bộ đồ trong túi xách. Đi chơi vùng sông nước nhiều khi chơi “vui quá” có thể ướt mất quần áo. Bạn có thể mang thêm một bộ gọn nhẹ để thay trong trường hợp cần kíp nha.
  • Chuẩn bị Google Map, mạng 4G. Nếu lựa chọn khám phá Phá Tam Giang bằng xe máy thì Google Map sẽ là trợ thủ cực kì hữu ích khi bạn muốn tìm đường đi đấy. Mang theo một chiếc điện thoại có mạng để tra cứu nếu lỡ lạc đường nè.
  • Để đến Phá Tam Giang, bạn có thể đi bằng đường bộ qua quốc lộ 49 hoặc len lỏi qua các làng cổ từ kinh thành Huế. Nhưng thú vị hơn cả là đi đò từ bến đò Vĩnh Tu để khám phá vẻ đẹp của đầm phá và nét sinh hoạt của các làng chài.
  • Bạn nên đến Phá Tam Giang vào mùa khô (khoảng tháng 2 đến tháng 7), đây là thời gian đầm phá cạn nước nhất, không gặp lũ, thời tiết cũng ít mưa bão.
  • Phá Tam Giang có nguồn thủy sản phong phú. Nên khi đến đây, bạn đừng quên ghé lại các quán ăn gần cầu Tam Giang để thưởng thức những đặc sản cá, mực, tôm, cua, ghẹ… tươi ngon với giá rất rẻ.

Phá Tam Giang từ một nơi là ai nấy khi nghe đến tên cũng đều khiếp sợ mà ngày nay lại trở thành địa điểm du lịch hiền hoà và đậm chất dân tộc. Nếu có dịp du lịch đến Huế mà không biết Phá Tam Giang ở đâu thì bài viết trên sẽ là kim chỉ nam cho chuyến đi sắp tới nhé!

Rate this post
RELATED ARTICLES

Cùng Chuyên Mục