Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024
HomeLàm ĐẹpChùa Hương Ở Đâu? Ngôi Chùa Lịch Sử 100 Năm Nổi Tiếng

Chùa Hương Ở Đâu? Ngôi Chùa Lịch Sử 100 Năm Nổi Tiếng

Chùa Hương ở đâu mà sao lại nổi tiếng đến thế? Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng hành khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương, hành trình về một miền đất phật. Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành, để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh.

Chùa Hương còn được biết đến như một địa điểm ẩn chứa những giá trị văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào người Việt Nam cùng lễ hội thu hút rất nhiều du khách.

Thuyết minh về chùa Hương

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết, ở vùng “Linh sơn phúc địa này” đã có công chúa Diệu Thiện, tục gọi là Chúa Ba, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm và đắc đạo thành Phật đi cứu độ chúng sinh vào đúng ngày Phật Đảng 19 tháng 2 Âm lịch.

Tháng 3 năm Canh Dần 1770, Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam đã vào động Hương Tích thắp hương và vãn cảnh. Chúa cũng đề lên vách đá ngoài cửa động 5 chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

chùa hương ở đâu

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Chùa Hương không chỉ là một ngôi chùa riêng biệt mà là một quần thể di tích văn hóa – tôn giáo lớn gọi là Hương Sơn có tuổi đời lên tới vài trăm năm từ thuở vua Lê-chúa Trịnh.

Chùa Hương mang trong mình vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình tựa như chốn bồng lai tiên cảnh, mà còn mang trong mình sự thanh tịnh, không khí thâm nghiêm của chốn thiền tu.

Một lần bước chân đến Hương Sơn dường như khách lữ hành cũng bỏ lại sau lưng mọi nỗi lo trần thế để được tịnh tâm ngắm nhìn phong cảnh núi non, đền chùa.

Chùa Hương ở đâu? Chùa Hương ở tỉnh nào?

Chùa Hương hay còn gọi là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích,… Chùa tọa lạc ở ven bờ sông Đáy, thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Chùa Hương chính là tên gọi chung cho một quần thể di tích bao gồm các ngôi đền, hàng chục ngôi chùa thờ Phật cùng các ngôi đình, đền thiêng liêng. Ví dụ như chùa Thiên Trù, đền Trình, chùa Giải Oan,…

Trong đó trung tâm cụm di tích là chùa Hương nằm trong động Hương Tích, người ta còn gọi là chùa Hương Tích hoặc chùa Trong.

Lịch sử và sự tích dân gian Chùa Hương?

Lịch Sử

Có nhiều thuyết cho rằng chùa Hương hay tên gọi đầy đủ là chùa Hương Sơn được xây dựng vào thế kỷ 17 nhưng thực chất chùa Hương được xây dựng vào thế kỷ 15. Tương truyền năm 1442 – 1497 có ba vị hòa thượng đã tìm ra động Hương Tích dựng lên thảo am Thiên Trù. Lúc đó động Hương Tích là chùa trong, thảo am Thiên Trù là chùa ngoài và gọi chung hai nơi này là chùa Hương hay “Hương Thiên Bảo Sái”.

Tuy được hình thành lâu đời nhưng một trong những người có công đưa chùa Hương vào nét văn hóa tín ngưỡng của người dân miền Bắc chính là chúa Trịnh Sâm. Ông cũng chính là người đã đặt nền móng hình thành lễ hội chùa Hương và tập tục đi dâng lễ vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm.

Nhưng trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1947 quần thể chùa Hương đã bị hủy hoại một cách nghiêm trọng. Đến năm 1988, dưới sự chỉ dạy của cố hòa thượng Thích Thanh Chân, hòa thượng Thích Viên Thành mới nhận thấy giá trị to lớn của quần thể chùa Hương đối với người dân thủ đô nói riêng và miền Bắc nói chung mà chùa Hương mới được khôi phục lại.

Sự Tích Chùa Hương

Quần thể di tích chùa Hương được xây dựng vào cuối thế kỷ thế kỷ 17 khoảng những năm 1680-1704, việc ra đời của ngôi chùa cũng có nhiều sự tích, nhiều người thắc mắc rằng tại sao lại có hai ngôi chùa tên Hương Tích, một ở Hà Tĩnh và một ở Hà Nội.

Chuyện kể rằng, thuở xưa các phi tần, mỹ nữ của chúa quê gốc phần lớn ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh nên cứ mỗi độ xuân về các bà thường hay ngược về Hà Tĩnh để trẩy hội chùa Hương, dâng hương kính Phật.

Đó vốn là chuyện tốt đẹp thế nhưng chúa Trịnh lại có mối nghi ngại, sợ phi tần chịu đường xa cực khổ, và vài lý do tế nhị thế nên chúa quyết định cho xây dựng thêm một chùa Hương Tích ở tại Hà Nội để cho các bà trẩy hội được gần hơn.

Chùa Hương thờ ai? Ai là trị trì chùa Hương?

Chùa Hương thờ các vị sau:

  • Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, được tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ 2 (1793).
  • Đền Cửa Võng (hay đền Vân Song) thờ bà Chúa Rừng. Có hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương công chúa Lê Mai Thánh Mẫu.
  • Chùa Thiên Trù (hay chùa Trò), chùa Ngoài là một thiền viện lớn, nơi cho các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ kinh, luật, luận của đạo Phật tu tập.
  • Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ Ngũ hổ cùng tín ngưỡng Cá Thần.
  • Đền Trình chùa Hương thờ vị Thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang, người đã có công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.

Các đời tổ sư trụ trì chùa Hương:

  1. Tổ Viên Quang Chân Nhân – đời thứ nhất
  2. Tổ Nguyệt Đường – đời thứ hai
  3. Thiền Trưởng Trần Huyền Đạo Thắng – đời thứ ba
  4. Cụ Hải Dao – đời thứ tư
  5. Tổ Hải Viên – đời thứ năm
  6. Đại sư Thích Thanh Tích (1881 – 1964) – đời thứ sáu
  7. Hòa thượng Thích Thanh Chân (1905-1989) – đời thứ bảy
  8. Hòa thượng Thích Viên Thành – đời thứ tám
  9. Thượng tọa Thích Minh Hiền – đời thứ chin, phó trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hương hiện tại.

Kiến trúc chùa Hương Hà Nội

Quần thể chùa Hương có nhiều công trình kiến trúc rải rác trong thung lũng suối Yến. Khu vực chính là chùa Ngoài, còn gọi là chùa Trò, tên chữ là chùa Thiên Trù. Chùa nằm không xa bến Trò nơi khách hành hương đi ngược suối Yến từ bến Đục vào chùa thì xuống đò ở đấy mà lên bộ.

Tam quan chùa được cất trên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái. Đây là một công trình cổ, dáng dấp độc đáo vì lộ hai đầu hồi tam giác trên tầng cao nhất. Tháp chuông này nguyên thủy thuộc chùa làng Cao Mật, tỉnh Hà Đông, năm 1980 được di chuyển về chùa Hương làm tháp chuông. 

chùa hương ở đâu

Chùa Chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ở lối xuống hang có cổng lớn, trán cổng ghi 4 chữ Hương Tích động môn. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có năm chữ Hán “Nam thiên đệ nhất động” khắc năm 1770, là bút tích của Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm (1739-1782). Ngoài ra động còn có một số bia và thi văn tạc trên vách đá.

Một trong những cổ vật ghi niên đại sớm nhất ở Hương Sơn là quả chuông đồng có tên “Bảo Đài Hương Tích Sơn Hồng Chung”. Chuông cao 1,24m, đường kính đáy 0,63m, thân chuông có tám núm lồi chìa ra bốn góc, mỗi góc hai núm. Xung quanh mỗi núm là những chấm tròn tạo nên sự khác biệt so với chuông cùng thời. Đây là quả chuông khá đẹp hiện treo trong động Hương Tích có niên đại Cảnh Hưng 27 tức năm 1766. Một quả chuông khác nhỏ hơn, đúc thời Tây Sơn (1793) treo ở nhà Tổ chùa Thiên Trù. Chuông chùa như khí cụ tích tụ linh khí núi sông và phát tiếng ngân vang vọng thấm nhuần vào chúng sinh tron thế giới Sa Bà.

chùa hương ở đâu

Về kiến trúc, qua thời gian hầu hết những công trình cổ đã bị phá hủy. Một kiến trúc cổ nhất còn lại là tòa “Viên Công Bảo tháp” khu vực chùa Thiên Trù. Tháp được xây dựng từ thế kỷ XVII, nơi lưu giữ xá lợi của tổ Viên Quang có công kiến tạo lại chùa Hương sau nhiều năm hoang vắng. Tháp xây bằng gạch tốt, màu đỏ hồng, để lộ thiên, mạch được miết đều chứng tỏ kỹ thuật xây tháp rất tinh xảo.

chùa hương ở đâu

Tòa Tam Bảo chùa Thiên Trù là công trình kiến trúc có quy mô lớn, kết hợp hài hòa phong cách kiến trúc hiện đại với phong cách kiến trúc truyền thống. Do vậy, du khách chiêm ngưỡng thấy quen mà lạ, bắt gặp nét dung di trầm lắng mà sâu xa triết lý của nghệ thuật quá khứ bên cái bộn bề của không gian nhiều chiều, của hình khối, của những mảng màu gây ấn tượng của nghệ thuật hiện đại.

Cảnh đẹp ở quần thể Chùa Hương

Phong cảnh chùa Hương có lẽ rằng vẫn còn đẹp và đặc sắc hơn tất cả những gì mà thơ ca đã vẽ nên, bởi chỉ có dùng chính đôi mắt, đôi tai và tâm hồn thanh tịnh thì con người ta mới có thể cảm nhận hết được vẻ đẹp kỳ diệu ấy, thứ mà chẳng giấy bút nào viết nên được. Nếu ai có dịp ghé thăm Hà Nội một lần, hãy ghé thăm quần thể di tích Hương Sơn một lần để cảm nhận được cái vẻ thơ mộng trữ tình của trời mây non nước kết hợp với nét thâm nghiêm, thanh tịnh chốn thiền tu, được thế có lẽ cuộc đời chẳng còn gì sung sướng hơn.

Bến đục và suối yến chùa Hương

Điểm xuất phát đầu tiên của cuộc hành hương là Bến Đục. Thông thường, bạn mất hơn 2 giờ đồng hồ để đi từ Hà Nội đến Bến Đục. Trong những tháng lễ hội hàng năm, Bến Đục có hàng nghìn chiếc thuyền chèo được sử dụng để đưa đón du khách. Đối với nhiều du khách, một giờ đi thuyền trên Suối Yến Vĩ từ Bến Đục này thực sự là điểm nhấn của chuyến đi và đã mang lại nguồn cảm hứng của khá nhiều nhà thơ nổi tiếng.

chùa hương ở đâu

Suối Yến nằm trong quần thể di tích chùa Hương tại huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng 55 km. Con suối này dài hơn 4 km chảy qua làng Yến Vĩ, làng Hội Xá, Đục Khê rồi chảy ra sông Đáy. Tên con suối gọi theo hình dáng tỏa ra như đuôi con chim yến xòe rộng.

chùa hương ở đâu

Vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều người nghe danh dòng suối Yến chùa Hương là một điểm đến ở Hà Nội có mùa hoa súng hồng rực một dải nước non. Dòng nước uốn lượn quanh núi non trùng điệp, đò thong dong xuôi ngược, chở người đến vãn cảnh, người đến chụp ảnh. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những tà áo dài Việt Nam tha thướt tạo dáng trên cầu tre, bên thuyền xếp đầy hoa súng nở. 

Đền Trình

Đền Trình chùa Hương hay còn gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên bìa phải của dòng Suối Yến cách bến đò khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích – một địa danh hấp dẫn của khách quan du lịch khi đến thăm quan quần thể di tích và danh thắng Chùa Hương.

Đền Trình được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc. Ngũ Nhạc là một dãy núi gồm 5 ngọn núi liền kề nhau tạo thành một vệt hình dáng giống một con Thanh Long (Rồng xanh) nằm phục gác cổng trời Nam.

chùa hương ở đâu

Theo thuyết phong thuỷ núi Ngũ Nhạc là dãy núi với hình thế rõ ràng, dáng núi uy nghiêm, minh đường tụ thuỷ, sinh khí trường tồn. Năm ngọn núi kế tiếp nhau, có cây to bóng mát, có chim thú tụ về là khu rừng cấm của cư dân làng Yến Vĩ. Qua nhiều đời truyền lại, xa xưa đây chỉ là một ngôi đền nhỏ, thờ vị thần tướng đã có công đánh giặc Ân phù vua Hùng Huy Vương.

Động Hương Tích

Hương Tích là một động đẹp ngày nay là trọng tâm của khu du lịch quốc gia Hương Sơn tại huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (Nay thuộc thành phố Hà Nội).

Động Hương Tích cách chùa Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m. Động đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương và là đích dừng chân của du khách khi về đây. Đi từ cửa động xuống ta phải qua 120 bậc đá xếp dẫn gọn gàng. Ở 2 bên là rừng cây xanh rờn khiến bạn như lạc vào chốn bồng lai.

chùa hương ở đâu

Động cách Hà Nội gần 70km về phía Tây. Nhìn bề ngoài động như con rồng chúa đang há miệng vờn ngọc. Núi Đụn Gạo là lưỡi rồng. Những khối thạch nhũ cao to trổ xuống là răng rồng. Đuôi rồng thì ở tít núi Ái Nàng – Hang Nước.

Ở trong động có pho tượng Phật bà Quan Âm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn. Cùng với đó là hàng vạn nhũ đá nhấp nhô với bao hình thù kỳ lạ. Ví dụ như: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô,…

Xưa kia động Hương Tích không một bóng người qua lại. Cho tới Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang trụ trì chùa Thiên Trù nhân một chuyến vãn cảnh núi non Hương Sơn đã tìm ra cửa vào động.

Động Hinh Bồng

Năm Nhâm Thân (1932), hội thiện làng yến Vỹ (làng sở tại) xin quan tỉnh mở một động nhỏ trên đỉnh núi Thung Gạo, mượn tên là động Hinh Bồng. Năm Quý Dậu (1933), hội thiện được bà Hải Khoát – một thương gia tín đồ phật tử quê ở Hải Phòng tài trợ xây dựng thành chùa. Năm Quý Mùi (1943) đúc chuông đồng lớn (hiện treo ở động). Năm Nhâm Thân (1992) do núi chấn động, một tảng đá rất lớn (hơn một trăm khối) cùng bốn khối đá nhỏ lở lấp cửa động Hinh Bồng…

chùa hương ở đâu

Hiện nay cùng với công đức của du khách thập phương ngôi tam bảo và điện mẫu dã được xây để thờ phật. Ban quản lý lễ hội Chùa Hương đã cho xây dựng đường lên động rộng rãi bằng đá xẻ thuận lợi đi lại cho du khách và phật tử.

Cáp treo chùa hương

Để phục vụ nhu cầu viếng thăm, chiêm bái của du khách, hệ thống cáp treo chùa Hương đã được đưa vào khai thác từ năm 2006. Đơn vị chủ quản và vận hành hệ thống cáp treo là Công Ty Cổ Phần Vận Tải Và Du Lịch Hương Sơn.

Cáp treo được thiết kế và lắp đặt theo tiêu chuẩn Công nghệ, kỹ thuật của hãng Doppelmayr Cộng Hòa Áo (ISO 9001). Chiều dài cáp treo là 1200m với 7 trụ và 2 nhà ga là ga Thiên Trù và ga Hương Tích. Toàn bộ hệ thống có tất cả 45 cabin, mỗi ca bi chở tối đa 6 khách. Tần suất là 7 phút/ lượt và vận chuyển được 1500 khách/h.

chùa hương ở đâu

Hàng năm hệ thống được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên bằng các thợ kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của Công ty, dưới sự kiểm tra, giám sát của các chuyên gia hãng Doppelmayr. Hơn nữa hệ thống còn được kiểm định, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn của Trung tâm kiểm định, đăng kiểm Việt nam định kỳ hàng năm.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão được xây dựng từ năm Đinh Hợi (1467) đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 8.

Chùa Thiên Trù được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật chạy dài suốt từ sân dốc cho tới bức tường ngăn giữa khoảng đất bằng phẳng và núi Sau Chùa. Kiểu kiến trúc của Thiên Trù có tên là “Ngũ môn tam cấp” – tức năm cửa ba bậc.

Qua cổng là đến sân. Hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm nơi ăn nghỉ cho du khách trong ngày hội. Qua sân là đến bảo thềm thứ nhất – đây cũng là một cái sân. Trước bảo thềm này có đặt một đỉnh đồng cao 3m dùng để khói nhang. Qua sân bảo thềm thứ nhất là đến bảo thềm thứ hai – là một cái sân cao hơn. Hai bên sân bảo thềm thứ hai là những gian nhà cầu cho khách ngủ trọ.

chùa hương ở đâu

Tiến đến sân bảo thềm thứ ba cao hơn một chút, qua hai cửa tam quan nối vào Tam Bảo chính là nơi thờ Phật. Hai bên Tam Quan là gác trống bên trái và gác chuông bên phải. Hai bên Tam Bảo là hai bể nước, các buồng sư, buồng cung văn, nhà dấu, nhà oản,…vv. Phía sau Tam Bảo là điện Thánh Mẫu bên trái, gác tàng thư, nhà Tổ ở giữa và Thiên Thuỷ tháp bên phải.

Có thể nói Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê -Nguyễn. Sự bố cục rất hài hòa:tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho…có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX.

Chùa giải oan

Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 mét, thì đến suối Giải Oan. Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét.

Trong chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thiên Nhiên thanh trì nước trong mát. Hai bên chùa có hai động nhỏ, động thuyết kinh bên phải, am Phật Tích bên trái.

chùa hương ở đâu

Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: …”Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về chùa Giải Oan …Khi Chúa Ba tỉnh ra, được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành …chín năm thành chính quả…” Chùa Giải Oan do Hòa thượng Thông Dụng xây dựng nên vào thập niên thứ hai của thế kỷ XIX.

Chùa làm một mái bằng gỗ lim, đến năm Đinh Mão (1927) sư tổ Giám Tích xây dựng lại theo kiểu cổ diêm, chất liệu bằng xi măng cốt thép, mái đắp ngói ống, các góc đao đắp rồng như hiện nay. Số gỗ lim chùa dỡ ra, chuyển ra làng để dân bắc cầu qua suối sang bến đò, lúc bấy giờ mới có một bến đò bên làng.

Chùa Thanh Sơn

Chùa Thanh Sơn được hình thành từ năm Canh Thân (1860 ) trên thế đất mà theo thuyết phong thuỷ là thế đất Phượng Hoàng ẩm thuỷ (chim Phượng Hoàng uống nước) nhìn ra vùng có nhiều gò đất mà thuyết phong thuỷ gọi là kiểu đất “tam đăng chiếu nhất thư” (ba ngọn đèn chiếu vào một cuốn sách)…

chùa hương ở đâu

Chùa Thanh Sơn nằm bên suối nước từ Thung Luộn chảy ra, cạnh là một động sâu vào lòng núi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra ở động này có nhiều hiện vật thời tiền sử có niên đại trên một vạn năm. Trong động có rất nhiều nhũ đá đẹp.

Chùa Thanh Sơn chính thức có người trụ trì từ năm 1930. Nhân dân làng Hội Xá được sự giúp đỡ của gia đình cụ Nguyễn thị Ngữ, quê huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, mời được sư thầy Đàm Thuyết về trụ trì Chùa thanh Sơn,và cũng trong năm này Sư thầy Đàm thuyết cùng dân làng Hội xá mở ra động Hương Đài làm nơi thờ phật.

Chùa Long Vân

Nằm ở một nhánh của dòng suối Yến, tuyến  Long Vân gồm, chùa Long Vân, động Long Vân  và chùa Cây Khế.

Cảnh quan ở Long Vân thoáng rộng càng lên cao du khách càng trông rõ cả một vùng ruộng đồng bao quanh những quả núi và những dòng suối uốn lượn tạo nên bức tranh đồng quê êm ả.

chùa hương ở đâu

Qua eo núi Chùa Long Vân thì đến động Long Vân, Động được mở ra cùng thời với chùa, trên cửa động có đề ba chữ hán “Long Vân Động” trong Động có một tam bảo nhỏ thờ phật. Động có một hang sâu gọi là động âm, dưới hang này có nhiều hình thù rất lạ…

Hang Sũng Sàm

Năm 1974, hang Sũng Sàm ở Thung Mơ được các nhà khảo cổ học khai quật. Đó là một hang động thuộc văn hóa Hòa Bình, cách đây 2 vạn năm với hàng trăm công cụ sản xuất bằng đá cuội được ghè đẽo, với một tầng văn hóa là vỏ ốc núi và ốc biển dầy hàng mét – chứng tích vật chất thức ăn của người Tiền sử được tìm thấy, chứng tích của thời kỳ biển dâng đến tận vùng núi này vào thời kỳ ấy, minh chứng cho việc tận dụng các hang động ở đây cho đời sống con người có lịch sử dài lâu, để rồi, người Hương Sơn thế hệ tiếp sau, thần linh hóa các hang động ấy như một tất yếu của lịch sử.

Thế nhưng, Sũng Sàm và nhiều hang động, mái đá khác của Hương Sơn, đã tìm thấy tàn tích của người Tiền sử, chưa được phát huy, quảng bá, theo đó, phức hợp chùa Hương, như mất đi những giá trị to lớn vốn có mà nó đã từng có.

Động Tuyết Sơn

Nằm trong quần thể khu di tích thắng cảnh chùa Hương, tuyến chùa động Tuyết Sơn nằm trên địa bàn thôn Phú Yên thuộc xã Hương Sơn. Quý khách muốn tới thăm quan khu vực này cũng phải trải qua dòng suối Tuyết dài 1,5km để đến được điểm quan quan này. Tuyến thăm quan gồm chùa Bảo Đài và Động Tuyết Sơn.

chùa hương ở đâu

Trên cửa động Tuyết Sơn có khắc ba chữ Hán “Ngọc Long Động”, trong động chia thành hai nhánh động nhỏ. Một nhánh động là Tam bảo thờ Phật, bên cạnh có khối thạch nhũ gọi là cây Trường Tuyết, trong vách đá có bức tượng phù điêu tạc bà quận chúa Ngọc Hương (Người mở ra động làm nơi thờ phật năm 1694) với đường nét chạm khắc mềm mại mang dáng vẻ hiền từ của một bà vãi tham thiền mộ đạo. Nhánh động thứ hai là điện thờ Mẫu, có tượng các cô, các cậu bằng đá.

Động Tuyết Sơn có nhiều nhũ đá đẹp, theo Phan Huy Chú “có chỗ quấn quýt như một ổ rồng” vì vậy người ta đặt tên cho động Tuyết Sơn là “Ngọc Long Động”.

Chùa Bảo Đại

Từ bến đò thôn Phú Yên đi bằng đường thuỷ tới chùa Bảo Đài khoảng 1500m. Dòng suối Tuyết Sơn trong xanh chảy giữa một vùng đầm lầy Một bên là những quả núi với nhiều hình thù kỳ thú: Núi Thuyền Rồng, núi Chim Phượng Hoàng, Núi Ba Toà, nổi bật lên là hình tượng Phật thiên tạo mặc áo cà sa đứng trên đỉnh núi với dáng vẻ từ bi mộ đạo. Còn một bên là cánh đồng mênh mông với những gò nấm thiên nhiên xanh mướt cỏ cây. 

chùa hương ở đâu

Chùa Bảo Đài được xây dựng theo kiến trúc cổ Việt Nam đời Lê – Trịnh. Trải qua nhiều thế kỷ chùa đã được tu sửa lại nhiều lần như hiện nay. Chùa được làm theo kiến trúc nhà Nguyễn.

Đền Vân Song

Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng, xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà “Chúa Rừng’’ có tên hiệu là Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu. Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ bà dân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.

chùa hương ở đâu

Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng. Năm canh thân (1800) Hoà Thượng Hải Viên xây dựng lại đền to rộng ra.

Ngôi đền này không những là cảnh đẹp của chùa Hương mà còn là nơi lưu giữ những dấu ấn văn hoá, lịch sử của chùa Hương hôm nay và mai sau.

Lễ hội chùa Hương Hà Nội

Hội chùa Hương chính là một trong những lễ hội lớn nhất ở miền Bắc nước ta, mỗi năm thu hút đến hàng triệu du khách cùng phật tử khắp mọi miền tổ quốc đổ về đây trẩy hội, thăm quan và dâng hương kính phật. Lễ hội bắt đầu từ ngày 6/2 âm lịch hằng năm, kết thúc vào khoảng hạ tuần tháng âm lịch, trong đó chính thức diễn ra trong khoảng 4 ngày từ ngày 15 đến 18 tháng 2 âm lịch.

Phần hội thì cũng giống nhiều cách lễ hội phổ biến khác, gồm có lễ rước và lễ văn, sau đó là các hoạt động vui chơi nhẹ nhàng bên ngoài như bơi thuyền vãn cảnh, hát chèo, hát văn,…

Kinh nghiệm du lịch Chùa Hương

Thời điểm thích hợp đi chùa Hương

Bạn có thể tới Chùa Hương vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Vào những tháng mùa xuân từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch thì nơi đây thường đông đúc hơn hẳn. Đặc biệt, khoảng thời gian từ rằm tháng giêng cho tới khoảng giữa tháng 2 âm lịch là giai đoạn cao điểm của mùa hành hương đầu năm.

Chùa Hương có mở cửa đón khách du lịch không?

Ngày 16-2, khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) chính thức mở cửa đón du khách sau thời gian dài đóng cửa phòng dịch.

Hướng dẫn cách đi chùa Hương

Bằng xe máy:

Với tuyến đường này bạn sẽ đi qua Quốc lộ 21B với khoảng 55.5km và hết 1 giờ 50 phút.

– Từ trung tâm Hà Nội, bạn xuất phát theo hướng đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh. Sau đó, bạn lần lượt rẽ vào các đường Nguyễn Lương Bằng, Tây Sơn, Thái Hà, Chùa Bộc rồi tiếp tục qua cầu vượt Ngã tư Sở thì nhập vào đường Nguyễn Trãi. Từ đây, bạn tiếp tục đi thẳng rồi rẽ vào đường Trần Phú. Sau khi đi được 1.8km thì bạn rẽ trái vào Phùng Hưng rồi đi vào đường Tô Hiệu.

– Từ đường Tô Hiệu bạn tiếp tục lần lượt rẽ vào đường Bà Triệu, Hà Trì, Đa Sỹ, Lê Trọng Tấn Kéo Dài. Từ đây, bạn chạy xe theo hướng đường dẫn đến ĐT427B được 650m thì rẽ phải 4km nữa rồi rẽ trái là tới Quốc lộ 21B. Từ đường Quốc lộ này, bạn đi khoảng 19.6km nữa thì vào Tỉnh lộ 76. Đến đây, bạn cứ chạy thẳng đến vòng xuyến tại Đại Đồng thì đi theo lối ra thứ 4 vào Đại Nghĩa. Đi khoảng 10.7 km nữa là đến Hội Xá Hương Sơn. Từ đây, bạn phải gửi xe và di chuyển bằng thuyền để ghé qua chùa Hương.

Bằng xe Buýt (bus):

Nếu chọn phương tiện di chuyển là xe bus công cộng thì các bạn hãy bắt chuyến xe số 211 để đến chùa Hương với lịch trình Bến Xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi – Trần Phú – Quang Trung – Quốc lộ 6 – Ngã ba Ba La – Quốc lộ 21 B – Tế Tiêu. Để bắt tuyến bus này, bạn có thể đi từ bến Mỹ Đình hoặc đi các tuyến 01, 02 ra điểm bus ở đường Trần Phú để bắt xe 211. Bạn nhớ hỏi các bác phụ xe bus để xuống đúng điểm nhé.

Bằng ô tô:

Nếu chọn tuyến này bạn sẽ đi qua ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ với khoảng 65km và hết 1 giờ 30 phút

– Từ trung tâm thành phố, bạn đi theo hướng Xã Đàn và Giải Phóng đến ĐCT Pháp Vân – Cầu Giẽ tại Hoàng Liệt. Sau đó, bạn đi khoảng 37.1km đường cao tốc này rồi đi theo lối ra về hướng QL38. Qua đoạn này bạn sẽ mất phí cầu đường nên hãy chuẩn bị tiền trước nhé. Đến đây, bạn tiếp tục chạy thẳng Quốc lộ 38 rồi rẽ phải vào quốc lộ 21B. Từ đây, bạn chỉ cần đi theo hướng dẫn như ở tuyến đường đi bằng xe máy là tới được chùa Hương.

Bản đồ chùa Hương

chùa hương ở đâu

Đi chùa Hương nên mặc gì?

Khi đi lễ chùa hay tham quan thắng cảnh, bạn cần lựa chọn những bộ trang phục lịch sự, kín đáo. Tránh ăn mặc phản cảm khi lên chùa dâng hươngNên chọn quần áo tối màu, có cổ, mặc quần thay vì mặc váy.

Ngoài ra, khi đi du lịch Chùa Hương sẽ phải đi bộ và leo bậc khá nhiều các bạn nên lựa chọn cho mình những đôi giày thể thao hoặc giày bệt để cảm thấy thật thoải mái khi di chuyển.

Đi chùa Hương nên cầu gì? Mua lễ gì?

Đi chùa Hương cầu gì? là câu hỏi nhiều bạn hay thắc mắc. Tùy vào nhu cầu và đời sống tinh thần của mỗi người mà việc cầu gì ở chùa Hương là khác nhau. 

Thông thường, người ta thường nói rằng đi chùa Hương cầu con rất được như ý (cầu tự ở chùa Hương). Với những người buôn bán, làm ăn kinh doanh thì họ lại cầu tài lôc. Với người đang làm việc thì cầu công danh, sự nghiệp, với người đi học thì cầu thi cử…

Nhưng đến cửa Phật nên cầu bình an và tìm đến những giây phút thư thái của tâm hồn.

Người đi dâng lễ cũng chỉ chuẩn bị một ít nhang đèn, hoa quả và đồ ăn chay đặt lên điện thờ, thắp nén hương thơm, thành tâm khấn vái đúng với quy cách của một Phật tử giác ngộ rồi đi thăm thú cảnh sắc xung quanh thanh lọc tâm hồn hoặc tham gia vào phần hội.

Mua gì về làm quà khi đu du lịch Chùa Hương?

Chùa Hương có rất nhiều đặc sản nổi tiếng du khách có thể thưởng thức hoặc mua về làm quà cho gia đình, bạn bè. Nếu đã có cơ hội ghé thăm chùa Hương đừng quên thử những món sau đây nhé.

  1. Chè lam: là một trong các món ăn vặt nổi tiếng tại đây, làm từ bột gạo mềm, dẻo với hương thơm của gừng, vị ngọt thanh nên từ trẻ em đến người già đều có thể thưởng thức món ăn này. Đặc biệt, khi ăn du khách đi du lịch chùa Hương nên thưởng thức cùng trà để xua tan bớt đi vị ngọt của chè lam.
  2. Chè củ mài: đây là món ăn dân dã mà bạn không nên bỏ qua nếu về với đất Phật chùa Hương. Chè có vị thơm nhẹ, thanh mát và được trang trí vài miếng củ mài thái mỏng lên phía trên trông rất đẹp mắt. Chè củ mài rất thích hợp để khách du lịch thưởng thức lúc nghỉ ngơi sau những lúc mệt, mỏi chân. Chè củ mài có giá rẻ chỉ từ 10.000đ – 15.000đ/ bát.
  3. Bánh củ mài ngũ cốc: dù mới xuất hiện cách đây một vài năm nhưng bánh củ mài được rất nhiều du khách đi tour chùa Hương yêu thích và thưởng thức. Bánh củ mài ngũ cốc làm trực tiếp nên khi đặt bạn có thể nhìn thấy quy trình làm bánh và hình ảnh sợi dài chạy từ máy được cắt thành từng miếng vừa miệng rồi đóng túi. Bánh củ mài có màu nâu nhạt, ăn giòn và rất thơm nên thường mua về làm quà biếu cho gia đình.
  4. Mơ chùa Hương: đi chùa Hương thứ quả được mua nhiều nhất có lẽ là quả mơ. Mơ trồng ở các sườn núi hay thung lũng quả dày thịt, hạt nhỏ, chua vừa chứ không gắt nên dễ ăn. Mơ chùa Hương có thể ngâm rượu hoặc làm siro để giải khát vào mùa hè. Chắc chắn đây là thức uống mà nhiều người yêu thích từ trẻ con đến người già.

Giá vé chùa Hương, vé đò chùa Hương, giá cáp treo chùa Hương

Giá vé Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn Chùa Hương nhiều năm nay không thay đổi. Cụ thể vé thắng cảnh 80.000 đồng, vé đò 50.000 đồng/người, giá cáp treo 180.000 đồng/người.

Ban Quản lý cũng khuyến cáo người dân không đánh bài khi tham gia tham quan di tích, trường hợp nào vi phạm đều bị xử lý theo quy định.

Tham khảo tour chùa Hương Hà Nội 1 ngày

07h30 – 08h00: Xe đón đoàn tour lễ hội – tâm linh tại khách sạn khu vực quận Hoàn Kiếm khởi hành đi Chùa Hương.

Sau 2 giờ chạy xe, đến bến Đục thì dừng xe để chuyển sang đi thuyền dọc suối Yến Vĩ  vãn cảnh du xuân chừng 3km tới chùa Thiên Trù. Tiếp tục leo núi 2 giờ (hoặc đi cáp treo – chi phí cáp treo tự túc) thăm động Hương Tích nơi chúa Trịnh Sâm đến vãn cảnh động đã tự tay đề năm chữ Hán lên cửa động “Nam thiên đệ nhất động” là nơi phong cảnh hữu tình thờ đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.

Ăn trưa tại Thiên Trù.

Sau khi ăn trưa đoàn tour lễ hội – tâm linh lên chùa Thiên Trù tham quan vãn cảnh chùa. Tận hưởng không khí trong lành và thành tâm trước cửa Phật.

Chiều: Quay trở lại thuyền về bến lên xe ô tô về Hà Nội.

18:30: Đoàn tour lễ hội – tâm linh về đến Hà Nội.

Những lưu ý cần thuộc nằm lòng khi du lịch chùa Hương

  • Lựa chọn trang phục lịch sự khi đến cửa chùa.
  • Chuẩn bị lễ tại nhà
  • Lưu ý khi mua đặc sản, đồ lưu niệm làm quà
  • Bảo quản đồ dùng cá nhân khi di chuyển ở những nơi đông người.
  • Chuẩn bị đồ ăn uống tại nhà
  • Xem trước thời tiết
  • Khi di chuyển bằng thuyền, du khách chú ý không đi các thuyền quá đông. Theo quy định, thuyền chỉ chở khoảng 70-80% số khách.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi chùa Hương ở đâu và thông tin chi tiết nhất đến du khách thập phương về ngôi chùa mang tính lịch sử trăm năm tuổi này. Không chỉ mang trong mình nét đẹp xưa, quần thể kiến trúc chùa Hương còn là một minh chứng lịch sử và một địa điểm tâm linh trong lòng người dân thủ đô.

Rate this post
RELATED ARTICLES

Cùng Chuyên Mục