Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của chị phụ nữ ngày càng tăng cao. Hòa vào xu hướng này, nâng mũi bằng sụn tai trở thành dịch vụ thẩm mỹ được các tín đồ làm đẹp vô cùng yêu thích. Vậy phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai có tốt không? Giữ được bao lâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhé!
Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai là gì?
Vành tai là một phần của tai ngoài và còn được gọi là loa ngoài. Vành tai có cấu tạo lồi lõm. Điều này hỗ trợ chúng ta dễ dàng thu nhận âm thanh từ mọi phía mà không cần xoay đầu hay cử động tai. Vành tai bao gồm cơ, sụn, da và dây chằng. Với vai trò tạo hình loa tai, sụn vành tai có tính chất dẻo dai và đàn hồi. Vì vậy, trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, loại sụn này thường được dùng để bao bọc đầu mũi, giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng bóng đỏ, lộ sóng, đau rát hay thủng da đầu mũi.
Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai sử dụng kết hợp sụn vành tai và sụn sinh học để kiến tạo dáng mũi thanh thoát, hài hòa. Kỹ thuật này thường được tiến hành ở những trường hợp vùng da đầu mũi mỏng manh. Trong công nghệ nâng mũi bằng sụn tai, sụn vành tai và sụn sinh học giữ vai trò sau:
- Sụn sinh học là chất liệu sụn nhân tạo có thiết kế bề mặt dạng lưới siêu nhẹ, nhỏ và tích hợp lớp mô mềm linh hoạt. Cấu trúc này góp phần tăng cường mức độ bám dính của mô sụn với hệ thống mô cơ tự nhiên vùng mũi, từ đó mang đến cảm giác mềm mại, thoải mái, dễ chịu và “đánh bay” dáng vẻ giả tạo lộ liễu của các phương pháp nâng mũi truyền thống.
- Sụn vành tai có chức năng như một tấm đệm đàn hồi chắn giữa miếng sụn sinh học tại sống mũi với phần mô mềm đầu mũi nhằm hạn chế tối đa sự ma sát của miếng sụn sống mũi cứng thô với vùng da đầu mũi nhạy cảm.
Điểm khác biệt nổi bật nhất của dạng tiểu phẫu nâng mũi bằng sụn tai chính là việc thay thế 100% chất liệu nhân tạo (như kỹ thuật nâng mũi Hàn Quốc) bằng cách kết hợp sụn sinh học với sụn vành tai. Giải pháp này không chỉ tạo ra dáng mũi cân đối, hài hóa mà còn xóa tan những rủi ro không đáng có mà phái đẹp có thể gặp phải trong quá trình nâng mũi.
Đầu tiên, bác sĩ thẩm mỹ thăm khám trực tiếp để xem xét tình trạng khuyết điểm hiện tại của dáng mũi. Sau khi gây tê cục bộ và khử trùng vành tai, bác sĩ sẽ rạch một đường siêu mảnh phía sau vành tai để trích lấy phần sụn cần thiết. Tiếp theo, mô sụn này được nhẹ nhàng dùng để bọc lót đầu mũi, từ đó mang đến dáng mũi thanh tú, dịu dàng và vô cùng cuốn hút. Cuối cùng, bác sĩ khéo léo khâu miệng vết thương bằng chỉ thẩm mỹ chuyên dụng.
Bác sĩ Lê Trần Duy cho biết, tốc độ hồi phục – lên dáng mũi đẹp tự nhiên nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa cùng chế độ chăm sóc của mỗi người. Thông thường, vết mổ sẽ lành lại sau 2 – 5 ngày. 7 – 14 ngày sau khi làm đẹp, dáng mũi bắt đầu ổn định và thon gọn như ý.
Các chuyên gia nhận định, phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai rất phù hợp với các đối tượng sau:
- Nam – nữ giới trên 18 tuổi có sức khỏe tốt, có thể đáp ứng yêu cầu ca mổ
- Khách hàng sở hữu làn da mũi mỏng manh, dáng mũi thấp tẹt, sống mũi hếch, đầu mũi ngắn
- Chị em đã từng nâng mũi thẩm mỹ thất bại, dẫn đến tình trạng biến dạng dáng mũi
- Những người chưa hài lòng với dáng mũi tự nhiên và có mong muốn được cải thiện triệt để
Nâng mũi bằng sụn tai có tốt không?
Hiện nay, nâng mũi bằng sụn tai đang trở nên vô cùng phổ biến và được phái đẹp tin tưởng áp dụng. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút đặc biệt của loại hình phẫu thuật này? Dưới đây là câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm:
- Thân thiện, an toàn: Kỹ thuật nâng mũi này có mức độ an toàn cao vì sử dụng sụn sinh học để nâng cao sống mũi và dùng sụn vành tai để bao bọc đầu mũi. Sụn vành tai được thu lấy từ chính cơ thể khách hàng nên rất “thân thiện”, có thể dễ dàng liên kết và hợp nhất với các mô cơ vùng mũi.
- Hiệu quả thẩm mỹ cao: Chất liệu sụn sinh học để tạo hình sống mũi trong phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai có tính chất mềm dẻo tự nhiên. Do đó, phương pháp làm đẹp này không gây ra tình trạng tụt sóng, bóng đỏ, lộ sóng, đồng thời mang đến vẻ đẹp hài hòa, nữ tính cho dáng mũi.
- Không tốn nhiều thời gian nghỉ ngơi: Sự kết hợp tuyệt vời giữa sụn sinh học với sụn tự thân, trình độ chuyên môn cao của bác sĩ thẩm mỹ cùng công nghệ tiên tiến, hiện đại chính là những yếu tố quan trọng quyết định thành công của tiểu phẫu này. Về bản chất, đây là một ca mổ đơn giản, dễ dàng với quy trình tinh gọn và thời gian hồi phục tương đối ngắn. Vì vậy, chị em hầu như không mất nhiều thời gian để nghỉ dưỡng.
Nâng mũi bằng sụn tai có bị teo không? Có vĩnh viễn không?
Vì được thu lấy từ chính cơ thể khách hàng nên sụn tai rất an toàn (đạt mức độ tương thích 100%), đảm bảo không gây ra kích ứng, không dẫn đến phản ứng đào thải, đồng thời hạn chế tối đa hiện tượng lộ sóng, bóng đỏ, mỏng da đầu mũi hay thủng da đầu mũi.
Sau khi được cấy ghép vào đầu mũi, sụn vành tai có thể dễ dàng liên kết và trở thành một khối thống nhất với hệ thống mô – cơ – mạch máu xung quanh. Bên cạnh đó, với vai trò là một tấm đệm nâng đỡ, sụn vành tai còn có chức năng giảm thiểu sự tì đè, cọ xát giữa sụn sinh học ở sống mũi với phần da mũi nhạy cảm.
Sụn vành tai có xu hướng co rút dần theo thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng này chỉ xảy ra khi khách hàng quá lạm dụng sụn vành tai (nâng mũi 100% bằng sụn vành tai). Nếu lựa chọn nâng cao sống mũi bằng sụn sinh học mềm dẻo và bọc lót đầu mũi với sụn vành tai thì độc giả hoàn toàn có thể yên tâm về “tuổi thọ” của dáng mũi. Các chuyên gia cho rằng, giải pháp thẩm mỹ này có thể được duy trì ổn định trong vòng 10 – 15 năm.
Hiện nay, một số trung tâm thẩm mỹ cam kết bảo hành dịch vụ này trong nhiều năm (có thể lên đến 20 năm). Đây là một trong những căn cứ quan trọng để phái đẹp đưa ra quyết định nâng mũi phù hợp nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo giữ gìn dáng mũi thanh tú qua nhiều năm tháng, bên cạnh việc “chọn mặt gửi vàng” ở các bệnh viện uy tín, chị em cần tuân thủ chế độ chăm sóc hậu phẫu như sau:
- Chườm lạnh khi vùng mũi sưng phù và chườm nóng khi vết thương nóng đỏ.
- Dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn trong 1 tuần đầu tiên.
- Thường xuyên vệ sinh vết mổ và thay băng gạc đúng cách.
- Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, không trang điểm tối thiểu 1 tháng.
- Tuyệt đối không sờ nắn, gãi ngứa, xoa bóp hay vặn vẹo sống mũi.
- Không nằm sấp, nằm nghiêng sau khi nâng mũi.
- Tránh xông hơi, không đeo kính trong vòng 1 tháng.
- Kiêng hải sản, gạo nếp, rau muống, thịt bò, thịt gà, thức ăn dai cứng, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê, rượu bia và các chất kích thích.
- Uống nhiều nước, tăng cường bổ sung rau xanh, thịt cá, ngũ cốc, trái cây và các loại đậu.
- Hạn chế lao động nặng nhọc, mang vác đồ vật cồng kềnh hay lao động quá sức.
- Tránh xa căng thẳng, mệt mỏi, lo âu.
- Duy trì tâm trạng vui vẻ, yêu đời và lạc quan.
- Tái khám đều đặn.
- Đi khám bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng mũi hoặc vùng tai.
Phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai có đau không? Bao lâu thì lành?
Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhất của các chị em về phương pháp thẩm mỹ này. Nhìn chung, tương tự những công nghệ nâng mũi khác, phẫu thuật nâng mũi bằng sụn tai không gây ra cảm giác đau đớn khó chịu trong quá trình thực hiện bởi trước khi tiến hành, bác sĩ chuyên khoa đã gây tê cục bộ cho khách hàng.
Sau khi ca mổ kết thúc, sưng tấy và đau nhẹ là hai hiện tượng không thể tránh khỏi. Đây là phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả thông qua việc dùng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ. Sau khoảng 1 tuần, các triệu chứng này từ từ biến mất. Khi đó, dáng mũi đã bắt đầu ổn định.
Các chuyên gia cho biết, kỹ thuật nâng mũi bằng sụn tai chỉ tiến hành bóc tách một phần nhỏ của sụn tai để bao bọc đầu mũi. Vì vậy, nếu bác sĩ đảm bảo tốt quy trình nâng mũi, phái đẹp hoàn toàn có thể yên tâm về mức độ an toàn của công nghệ sửa mũi này. Chỉ cần trải qua một ca tiểu phẫu kéo dài 60 – 120 phút, độc giả có thể sở hữu dáng mũi duyên dáng đúng chuẩn. Tuy nhiên, trước khi nâng mũi, bạn hãy tìm hiểu thông tin cẩn thận và trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả thẩm mỹ tối ưu.
Tham khảo thêm: Nâng mũi sụn sườn có đau không? Bao lâu thì lành?